Phương pháp xác định hàm lượng ẩm

11/01/2014
1. Định nghĩa
Hàm lượng ẩm của bột là phầm trăm của khối lượng mất đi sau khi sấy ở 1020C  cho đến khi khối lượng bột không thay đổi.

2. Nguyên tắc:
Sấy khô mẫu cho đến khối lượng không đổi ở 1020C ± 2oC trong khoảng 4h. Tiếp tục sấy khô cho đến khi nào khối lượng giữa 2 lần sấy không vượt quá 0.5mg.

3. Tài liệu tham khảo
- International IDF Standard 26A:1993
- FAO FNP 14/7, p.205-1986 – Xác định hàm lượng ẩm

4. Thiết bị
- Tủ sấy được thông gió tốt
- Đĩa cân có nắp đậy.    
- Bình hút ẩm (chứa chất làm khô tốt như Sillicagel)
- Cân phân tích, độ chính xác ± 0.001g

5. Tiến hành
- Sấy khô dĩa và nắp đậy dĩa. (không đậy nắp lên dĩa). Và làm nguội trong bình hút ẩm
- Cân dĩa và nắp và ghi khối lượng là (mo). Cân khoảng 2.5g ± 0.5g mẫu cho vào dĩa, đậy nắp và cân lại dĩa và ghi khối lượng (m1).
- Đặt dĩa và nắp vào tủ sấy (không đậy nắp lên dĩa) và sấy trong 2 giờ ở 1020C ± 2oC.
- Sau khi sấy lấy nắp đậy dĩa lại và chuyển qua bình hút ẩm để làm nguội và cân ghi khối lượng là (m2).
- Tiếp tục sấy mẫu (phải mở nắp) trong khoảng 1 giờ ở 1020C ± 2oC.
- Thực hiện lại bước 5.4 và cân lại khối lượng (m2)
- Lặp lại bước 5.5 và 5.6 cho đến khi nào sự chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 0.5mg

6. Tính kết quả
Hàm lượng ẩm được tính như sau:



Trong đó:
  • m0: khối lượng nắp và dĩa (g)
  • m1: khối lượng nắp + dĩa + mẫu (g)
  • m2:  khối lượng nắp + dĩa + mẫu sau khi sấy khô (g)
Trang 2 / 2 « 1 2